our blog

Tổng quan về Báo cáo Fintech Việt Nam 2021

Author: Innotech Vietnam
Date: 22/01/2021

Covid-19 đã đem đến sự thay đổi lớn đối với ngành công nghiệp toàn cầu đặc biệt là Fintech Việt Nam. Hàng loạt những báo cáo cho đến thời điểm này vẫn đang còn nóng hổi với cụm từ “fintech”. 2021 đã góp phần đem lại sự phát triển đáng kinh ngạc đến với lĩnh vực công nghệ tài chính.

Sau đây là một số báo cáo đáng chú ý về lĩnh vực này trong năm qua. Cũng như lưu ý một số các dự báo về ngành Fintech Việt Nam có khả năng cao sẽ bùng nổ và trở thành xu hướng phát triển chính trong năm 2022.

 

Tổng Quan Về Fintech Việt Nam 2021 

 

Trong năm qua, đại dịch covid cùng những biến chủng mới đã khiến ngành kinh tế của cả nước trở nên suy thoái nặng nề. Tuy nhiên riêng với ngành công nghiệp Fintech lại là một trường hợp khác.

Tựa như sự xuất hiện của đại dịch như một bước đệm vô hình nâng đỡ ngành công nghiệp này vươn lên một tầm cao mới. Cụ thể tại việt nam đã có nhiều sự biến đổi đáng kinh ngạc dựa vào báo cáo năm 2021.

Nếu như các công ty đi đầu về Fintech vào năm 2017 là vào khoảng độ 40 doanh nghiệp. Thì 2021 Việt Nam hiện có gần hơn 160 công ty phát triển ngành tài chính công nghệ mạnh mẽ. Tức gấp gần hơn 4 lần so với 2017.

Chưa dừng lại ở đó, những công ty trung gian khác chuyên về thanh toán ví điện tử đạt 40 doanh nghiệp. Tỷ lệ chiếm thị phần cán mốc xấp xỉ trên dưới 24%.

 

Hơn 20 công ty liên quan đến công nghệ số blockchain, cryptocurrency (tiền điện tử), và chuyển tiền kỹ thuật số (remittance) chiếm tổng 14% trong thị trường.

Và phần trăm các công ty còn lại đều chia lẻ nằm riêng chuyên biệt về mảng internet. Mobile, công nghệ lưu trữ đám mây cũng như các phần mềm mã nguồn mở giúp các công ty nói chung và khách hàng nói riêng có thể phát triển toàn diện.

Tổng sơ lược trong năm qua, rất nhiều công ty khởi nghiệp và bắt đầu việc kinh doanh. Nhưng có đến gần 70% trong tổng số doanh nghiệp khởi nghiệp trong năm qua hoạt động trong lĩnh vực Fintech. Và gần một nửa trong tổng 70% đó chuyên về các dịch vụ giải pháp thanh toán công nghệ cho khách hàng.

 

Dự Báo Về Fintech Việt Nam Sẽ Bùng Nổ Năm 2022

 

Đứng trước sự phát triển đáng kinh ngạc của Fintech Việt Nam những năm vừa qua. Không ai không khỏi bàng hoàn liệu ngành công nghiệp này sẽ đi xa đến mức nào.

Các chuyên gia tài chính tại Việt Nam đã đưa ra một số dự đoán siêu bất ngờ mà bạn nên biết qua. Và hãy cùng ITV điểm qua các nhân tố có tiềm năm sẽ là xu hướng đi đầu trong năm 2022.

 

dự đoán về ngành fintech 2022

 

1. Fintech Việt Nam Tiếp Tục Phát Triển Vượt Mức Kỷ Lục.

 

Thời gian giãn cách vừa qua đã vô tình hình thành thói quen áp dụng công nghệ vào đời sống nhiều hơn. Mọi người có xu hướng xử dụng các thiết bị và ứng dụng phần mềm để thực hiện các hoạt động thường ngày.

Dựa vào các nhu cầu về mà người dùng đang tìm kiếm. Fintech sẽ ngày càng phát triển đến ngoài sức tưởng tượng. Nhằm mục đích đem đến nhiều sự tiện ích đến cho khách hàng. Fintech Việt Nam sẽ phát triển không ngừng nghỉ trong thời gian tới để có thể thỏa được mọi yêu cầu cơ bản đến nâng cao.

 

2. Công Nghệ Chuỗi Blockchain Được Áp Dụng Rộng Rãi.

 

Tại Việt Nam, Blockchain là công nghệ không mấy phổ biến và ít được nhiều người biết đến. Nhưng trên thự tế, các ngành công nghiệp nước ngoài hiện đã bắt đầu tiến hành phát triển nền công nghiệp này trong những năm gần đây.

Không ai có thể phủ nhận được độ hot của blockchain đối với Fintech Việt Nam ở hiện tại và tương lai. Tuy rằng vẫn chưa thấy nhiều người đề cập đến độ tin cậy của hệ thống bảo mật. Nhưng blockchain có khả năm cao là một trong số các công nghệ sẽ được áp dụng vào Fintech Việt Nam và gây sóng gió trong làn sóng thị trường trong nước.

 

3. Ngân Hàng Tiếp Tục Hợp Tác Với Ngành Fintech

 

Ngân hàng đang có xu hướng chạy theo các công nghệ fintech như e-kyc, ngân hàng kỹ thuật số. Nhưng vẫn chưa phải 100% tất cả các ngân hàng đều áp dụng các công nghệ này thành công.

Tuy nhiên, để thỏa mãn được các nhu cầu về sự tân tiến và hiện đại. Các ngân hàng sẽ tiếp tục áp dụng loại hình công nghệ này vào hoạt động. Nâng cao tính hữu dụng và các công năng tối ưu có thể đi đầu xu thế trở thành đặc trưng tiêu biểu.

 

4. Thanh Toán Bằng Giọng Nói

 

Vấn đề đeo khẩu trang đang là trở ngại đối với E-KYC của ngành Fintech Việt Nam. Việc kéo khẩu trang để xác nhận điểm nhận dạng gương mặt là vấn đề e ngại lớn. Điều này dẫn đến bất lợi hoàn tất thủ tục thanh toán của các ứng dụng.

Thế nên việc áp dụng công nghệ AI nhận dạng giọng nói để thanh toán sẽ là một nhân tố cực kỳ tiềm năng sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm nay và tương lai. Để có thể trở thành doanh nghiệp đi đầu trong Fintech, thì đây sẽ là một khía cạnh phát triển không thể không cân nhắc.

 

Điểm Cần Chú Ý Về Fintech Việt Nam 2021

 

Trong những năm gần đây, lĩnh vực công nghệ tài chính – Fintech, đánh dấu nhiều sự phát triển nổi bật. Theo một báo cáo mới được thực hiện bởi Fintech News Singapore, số lượng các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực fintech của Việt Nam đã tăng gấp 3 lần từ năm 2017 đến năm 2020. Cụ thể, Việt Nam có 44 công ty khởi nghiệp ngành fintech vào năm 2017 thì đến năm 2020 con số này là 118.

 

>> Xem thêm: Xu hướng Fintech nổi bật trong năm 2021

 

Báo cáo Fintech Việt Nam 2020 sẽ tập trung phân tích thực trạng bối cảnh lĩnh vực Fintech trong nước, đồng thời chia sẻ các xu hướng chính của ngành và hệ sinh thái khởi nghiệp Fintech địa phương

 

Những Công Ty Khởi Nghiệp Fintech Tại Việt Nam 

 

Theo như báo cáo, số lượng những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam tăng hơn 179% trong giai đoạn 2018 – 2021. Trong đó, dịch vụ thanh toán vẫn là phân khúc lớn nhất, chiếm 31% số lượng các công ty khởi nghiệp fintech.

 

Tính đến tháng 10 năm 2021, Việt Nam có 39 nhà cung cấp dịch vụ phi ngân hàng được cấp phép, với 5 ví điện tử lớn nhất là MoMo, Payoo, Moca, Zalo Pay và ViettelPay.

 

Thống kê của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) cho thấy rằng tính đến năm 2019. Có 4,2 triệu người dùng ví điện tử trên tổng số 100 triệu dân. Số liệu này cho thấy rằng vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển. Lĩnh vực thanh toán trong nước có tính cạnh tranh cao với ngày càng nhiều công ty tham gia đầu tư.

 

Trong khi các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thanh toán của Việt Nam tiếp tục phát triển. Và thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) và không gian tiền điện tử/blockchain là hai phân khúc có mức tăng trưởng mạnh nhất. Hai dịch vụ này có số lượng công ty khởi nghiệp tăng từ ít hơn 5 vào năm 2017 lên hơn 15 công ty khởi nghiệp trong năm 2020.

 

Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech của việt nam năm 2020 Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech của việt nam năm 2020

 

Ba năm qua cũng chứng kiến sự xuất hiện của công nghệ bảo hiểm. Ngân hàng kỹ thuật số và các doanh nghiệp tài chính vừa và nhỏ – ba phân khúc chưa có các công ty kinh doanh trong năm 2017.

 

Mặc dù đã có sự nỗ lực và bước phát triển đáng chú ý nhưng lĩnh vực Fintech Việt Nam vẫn còn non trẻ khi so sánh với nước cùng khu vực Singapore. Bên cạnh đó, nhiều phân khúc vẫn chưa có công ty thành lập hoạt động kinh doanh bao gồm quản lý dữ liệu/tín dụng/tính điểm và huy động vốn cộng đồng.

 

Các dịch vụ Fintech tại Việt Nam năm 2020 Các dịch vụ Fintech tại Việt Nam năm 2020

 

Những xu hướng Fintech chính

 

Lĩnh vực Fintech tại Việt Nam chủ yếu bao gồm các công ty hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tới người tiêu dùng. Điều này giúp thị trường kinh doanh theo mô hình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp kém phát triển đã sẵn sàng để tăng trưởng.

Đồng thời, các ngân hàng Việt Nam đang chú trọng chuyển đổi kỹ thuật số. Với ngày càng nhiều ngân hàng áp dụng phương pháp hợp tác để cho thúc đẩy việc đổi mới nhanh chóng. Do đó, các công ty khởi nghiệp B2B có nhiều cơ hội để hỗ trợ những ngân hàng hiện tại tiến hành chuyển đổi số.

Báo cáo cũng ghi nhận một số sự hợp tác về chuyển đổi kỹ thuật số, bao gồm: Sự hợp tác giữa Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) và Weezi Digital trong năm 2017 để ra mắt ứng dụng thanh toán di động.

Sự hợp tác giữa ngân hàng VietinBank và Opportunity Network vào năm 2018 để cung cấp cho khách hàng của ngân hàng quyền truy cập vào nền tảng kết nối kinh doanh kỹ thuật số.

Sự hợp tác giữa ngân hàng VPBank và công ty khởi nghiệp Be Group để phát triển dịch vụ tài chính kỹ thuật số mang tên beFinancial.

Đúng theo như báo cáo của Fintech News Singapore, các công ty lớn trong lĩnh vực gọi xe như Grab, Be Group và Fastgo đang mở rộng chỗ đứng trong các dịch vụ tài chính bằng việc cung cấp dịch vụ ví điện tử.

Gần đây nhất, công ty khởi nghiệp Go Jek của Indonesia đã thể hiện những nỗ lực đáng kể vào lĩnh vực tài chính của Việt Nam thông qua việc mua lại công ty khởi nghiệp Wepay của Việt Nam để đảm bảo giấy phép ví điện tử.

 

Những công ty trong lĩnh vực gọi xe đang đầu tư nhiều vào công nghệ tài chính Những công ty trong lĩnh vực gọi xe đang đầu tư nhiều vào công nghệ tài chính

 

Trong lĩnh vực Fintech, những “siêu ứng dụng” đang nhanh chóng tạo được chỗ đứng khi tận dụng nền tảng công nghệ tiên tiến và chuyên môn của họ để cung cấp các dịch vụ tài chính kỹ thuật số với chi phí rẻ và thuận tiện cho người dân.

Báo cáo cũng dự kiến có nhiều phát triển hơn nữa trong tương lai gần nhờ các quy định thuận lợi. Chúng bao gồm những quy định chung về fintech cũng như khung pháp lý cho tài khoản kỹ thuật số và tiền điện tử.

Innotech Vietnam luôn nỗ lực phát triển cũng như cung cấp cho khách hàng những dịch vụ cũng như giải pháp tốt nhất về Fintech. Những doanh nghiệp lớn như ACB, Tyme Bank, Manulife, Unifimoney,… đã tin tưởng và lựa chọn hợp tác cùng Innotech trong nhiều dự án.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp về Fintech software Outsourcing, hãy liên hệ với Innotech Vietnam để được tư vấn và trợ giúp.

Email: [email protected]

Chúng tôi ở đây để hỗ trợ và trả lời bất kỳ câu hỏi nào của bạn. Chúng tôi rất mong nhận được phản hồi từ bạn.